Tim kiếm

Một số bài khác

BÀI TOÁN TỔNG HỢP
VỀ TÍNH TOÁN CHO CHUYẾN ĐI

I/ Dữ liệu cho để nhập vào gồm:
- Tàu đang ở cảng nào, hoặc đang ở đâu, sẽ nhận được kế hoạch thực hiện chuyến hành trình tiến theo số:
- Yêu cầu tàu hành trình đến cảng nào đó ( nơi nào đó ) để xếp hàng.
o Cho biết tên hàng
o Cho biết khối lượng hàng cần xếp xuống tàu (±ΔÔ%)
o Cho biết hệ số chất xếp của hàng.
o Cho biết định mức xếp hàng tại cảng xếp (MT/giờ).
o Mớn nước cho phép ở cảng xếp
- Yêu cầu tàu hành trình từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
o Cho biết tên cảng dỡ hàng
o Cho biết định mức dỡ hàng tại cảng dỡ.
o Cho biết mớn nước cho phép tại cảng dỡ.
- Cho biết một số định mức như sau:
o Định mức tiêu thụ trên biển: Dầu FO, DO, Nước ngọt.
o Có thể có một số tàu có thiết bị chương cất nước biển thành nước ngọt (nếu có sẽ cho biết công suất bao nhiêu MT/ngày).
o Định mức tiêu thụ trong cảng: Dầu FO, DO, Nước ngọt.
- Tất nhiên chúng ta tính toán được quãng đường tàu chạy từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
- Tốc độ trung bình của tàu.
- Cho biết, hay chúng ta tính toán được tàu ở cảng xếp hàng trước khi xếp hàng xuống tàu, các thông số về:
o Khối lượng và thể tích hàng hóa ở tàu (nếu có)
o Lượng nước ngọt
o Lượng dầu DO, FO, có loại tàu còn có thêm cả Lub.Oil
o Ballast
Tất nhiên bảng thủy tĩnh của tàu chúng ta cần phải nhập vào một Sheet nào đó.
II/ Yêu cầu:
1. Tính toán lượng nước ngọt đã tiêu thụ tại thời điểm các cảng với các điều kiện đến và đi của tàu
2. Tính toán lượng dầu FO, DO đã tiêu thụ tại thời điểm các cảng với các điều kiện đến và đi của tàu
3. Trình bày phân bổ nước Ballast của tàu với các thời điểm đến và đi tại mỗi cảng
4. Phương án phân bố hàng xuống tàu tại thời điểm xếp hàng đảm bảo các yêu cầu của chuyến đi
5. Trình bày cách thức tính toán mớn nước tàu tại các thời điểm đến và đi của mỗi cảng (Lấy tỷ trọng nước tại các cảng mà tàu đến trong GUIDE TO PORT ENTRY)
6. Tính toán ổn định và vẽ đường cong ổn định tĩnh, đánh giá ổn định theo tiêu chuẩn A.167
7. Nhập thông số tính toán vào bảng MEMO COND
8. Lập sơ đồ chất xếp hàng theo mẫu đã được hướng dẫn

Bài toán này có thể chia thành những bài toán nhỏ:
- Tính toán mớn nước của tàu, tính Trim
- Tính toán ổn định và vẽ đường cong ổn định tĩnh

Bài toán này có thể phát triển thêm số cảng nhận hàng, loại hàng nhận tại các cảng, dỡ tại nhiều cảng.

NHỮNG BÀI TOÁN VỀ THIÊN VĂN
Chúng ta có thể chia các bài toán thiên văn thành những dạng bài toán như đã trình bày ở chương 1. Nếu ta biết các công thức để giải một bài toán thiên văn cụ thể nào đó thì chúng ta sẽ chuyển được về lập trình bằng bảng tính EXCEL để giải tự động các loại bài toán dạng đó.
Ví dụ: BÀI TOÁN GẦN ĐÚNG VỀ MẶT TRỜI
- Tính gần đúng a  , d  ngày 1/5 hàng năm ?
- vào ngày này người quan sát đứng ở vĩ độ j =2007N thì độ cao qua kinh tuyến thượng của mặt trời (H ) là bao nhiêu ?
- Ở vị độ này vào ngày nào trong năm mặt trời (  ) đi qua thiên đỉnh ?
Bài giải
a, Tính a  , d 
- chọn mốc . ngày 21/3 thì (a  = o , d  = o )
- tính D d  , D a  d N
- số ngày từ 21/3 ¸ 1/5 là 41 ngày
vậy ta có D a  = 41 x 10= 410 27023'
D d  =( 31x004 ) + (10x003) =1504
- vậy d  1/5 =d  mốc + D d  = 00 + 1504 = 1504
- µ  1/5=a  mốc+ D a  =00 + 410 = 410
Þ d  1/5=1504 27023'
a  1/5=410
b , tính H d S
- H = 900 - a N + d N
thay số H = 900 - 2007 + 1504 = 8407
Þ H =8407
c , Tính ngày mặt trời qua thiên đỉnh
- điều kiện qua thiên đỉnh j =d và cùng tên
Þ d  =2007
- chọn mốc 22/6 ( d  = 2305 N )
- tính D d 
- D d  = d  mốc-d  tính =2305 - 2007 =208
- tính số ngày D T để D d  = 208
D T = 208 : 001 = 28 ngày
- vậy gày mặt trời qua thiên đỉnh là
22/6 - 28ngày = 25/5
22/6 + 28ngày = 20/7

Ví dụ: BÀI TOÁN VỀ THỜI GIAN.(Chuyển đổi giờ với kinh tuyến khác nhau)
Tính giờ địa phương TL tại kinh độ ở = 112052'W biết giờ tàu tại ở=97042'W là 21h15m20S ngày hôm nay (29/12) .
- Tại lúc này giờ địa phương và giờ múi ở kinh độ ấy (ở=112052'W)
Bài giải :
- Tính giờ thế giới TG .
TG = TL + nW (n =97042'/15 = 7)
= 21h15m20S + 7 = 29h15m20S = 5h15m20S (ngày hôm sau tức là 30/12)
-Tính TL tại kinh độ ở = 115052'W
ta có TL = TG ± ởW
= 4h15m20s - 7h31m28s = 20h43m52s ( ngày 29/12)
- Tính D T = TL - TN (ở kinh độ ở = 115052'W)
TL = TG - nw = 4h15m20S - 8 = 20h15m20S ( ngày 29/12 )
* Vậy D T = 20h43m52s - 20h15m20S = 28h32m00s
BÀI 16
BÀI TOÁN VỀ THỦY TRIỀU
Đối với các bài toán thủy triều thường được giải như sau: Tra bảng (có nội suy), sau đó dùng phương pháp đồ thị để xác định các thông số. Tuy nhiên với những cảng có hiệu số giữa giờ nước lớn và giờ nước ròng (gNL – gNR >7 giờ) lớn hơn 7 hay những cảng nào độ chênh lệch về thời gian NL, NR được thay thế bằng chữ “p” thì có nghĩa là không có cảng chính tương ứng với nó và dự đoán thuỷ triều cho các cảng như vậy chỉ có thể thực hiện theo phương pháp hằng số điều hoà (NP 159).
Việc áp dụng máy tính vào các bài toán thủy triều được khuyến cáo nên dùng cho phương pháp hằng số điều hoà (NP 159). Phương pháp này được hướng dẫn chi tiết tại trang xviii, xix và trang xx gồm 34 bước trong các cuốn “Lịch thủy triều Anh”.
Để xây dựng chương trình tính toán thủy triều theo phương pháp hằng số điều hòa, chúng ta dựa vào bảng mẫu và các bước tính toán đó để tự mình có thể thiết kế được một chương trình.

Quảng cáo

Câu hỏi trắc nghiệm tin học căn bản và đáp án

1). Lệnh nào sau đây dùng để xóa màn hình ? A). CLS   B). CD C). TYPE  D). RD 2). Để bôi đen toàn bộ trang văn bản sử dụng lệnh nào sau đâ...

Học, học nữa, học mãi.
Kiến thức là vô tận không ai có thể nắm bắt được hết kho kiến thức của nhân lọai. Tôi với khả năng có hạn, cũng còn nhiều thứ tôi chưa biết. Nhưng với những gì đã biết, cũng xin chia sẻ với các bạn. Có thể với bạn là cũ và cũng có thể là mới, cùng với tinh thần cùng nhau học hỏi, cùng nhau phát triển. Tôi hy vọng đây là nơi chúng ta cùng học tập, chia sẻ, và cùng nhau phát triển.