Tim kiếm

Xác đinh mớn nước của tàu tại cảng tàu đến

I/ Yêu cầu:

Sử dụng bảng tính EXCEL để xây dựng chương trình giải bài toán xác định mớn nước của tàu tại cảng đến sau:
Dữ liệu nhập vào
- Mớn nước của tàu (da, df, d) trước khi xếp hàng.
- Tỷ trọng nước của vùng nước tàu đến.
- Hoàng độ trọng tâm tàu (XG).
- Chiều dài tính toán của tàu LBP
- Trích một phần bảng thủy tĩnh.
Yêu cầu cần kết quả:
Tính toán mớn nước mà tàu sẽ quan sát được tại nơi tàu đến.
II/ Kiểm tra chương trình
Hãy kiểm tra chương trình bằng một bài cụ thể như sau:
Bài 38: Một tàu Chạy từ biển (SSW) có mớn nước df=12.35; da=12.75;d=12.55 vào vùng nước cảng có tỉ trọng 1.010 t/m3. Hãy tính toán mớn nước mà tàu sẽ quan sát được khi tàu vào cảng. Biết tàu có XG=-5.01m;LBP=210. Tham khảo bảng thuỷ tĩnh sau:
III/ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Tạo thư mục, lưu chương trình giống như những bài tập trên
3.1 Viết chương trình
Đây là một dạng của bài toán tính toán mớn nước tàu sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tỷ trọng vùng nước của tàu đang đỗ.
Ý nghĩa của bài toán này là tính toán hàng xếp xuống tàu từ cảng xếp, đến cảng dỡ sao cho mớn nước của tàu tại cảng xếp và cảng dỡ không vượt quá mớn nước cho phép.
Để viết chương trình ta cần sử dụng các công thức sau:
- Công thức tính sự thay đổi mớn nước của tàu tại các vùng nước khác nhau:
Δd =
Trong đó:
D:là lượng dãn nước của tàu tại vùng nước ta đang đọc đươc mớn nước
TPC:số tấn làm thay đổi 1cm chiều chìm của tàu tại nơi ứng với D
g : tỷ trọng nước tại nơi tàu sẽ tới va ta muốn biết mớn nước của tàu
Chúng ta cũng có thể tham khảo công thức tính Displ của tàu tại vùng nước có tỷ trọng là g :
- Công thức tính hiệu số mớn nước:
- Công thức tính mớn nước tàu:
df = dtương đương -
da = df +Trim
dÅ =(da +df)/2
Trước khi thiết kế chương trình, ta phải nhập bảng thủy tĩnh vào một Sheet của File vào đặt tên Sheet đó là “Hydrostatic Table”
Có thể thiết kế chương trình như sau:










Các ô dành cho người dùng nhập dữ liệu là:
C4, E4, G4, C6, E6 và G6
Các ô xuất kết quả là: C12, E12 và G12
Sau đây là chương trình chính của bài toán:
C7 =(C4+E4+6*G4)/8 ‘ Tính mớn nước tương đương tại vùng biển
‘Tính Displ của tàu tương ứng với mớn nuớc tương đương
D7=VLOOKUP(C7,'Hydrostatic Table'!A1:I8,2)
‘ Tính TPC của tàu ứng với mớn nước tương đương đọc tại biển
E7=VLOOKUP(C7,'Hydrostatic Table'!A1:I8,6)
F7=(D7/(100*E7))*(1.025/C6-1) ‘ Tính lượng thay đổi mớn nước
‘Tính mớn nước tương đương mới của tàu tại vùng có tỷ trọng nước g
G7=F7+C7
‘Tính Displ của tàu tại vùng nước (cảng) có tỷ trọng nước g
C8=VLOOKUP(G7,'Hydrostatic Table'!A1:I22,2,1)
‘Tính XB của tàu tại vùng nước (cảng) có tỷ trọng nước g
D8=VLOOKUP(G7,'Hydrostatic Table'!A9:I22,3,1)
‘Tính XF của tàu tại vùng nước (cảng) có tỷ trọng nước g
E8=VLOOKUP(G7,'Hydrostatic Table'!A1:I22,4,1)
‘Tính Trim của tàu tại vùng nước có tỷ trong nước=C8*(ABS(E8)-ABS(D8))/(100*VLOOKUP(G7,'Hydrostatic Table'!A1:I22,5,1))
F8=C8*(ABS(E8)-ABS(D8))/(100*VLOOKUP(G7,'Hydrostatic Table'!A1:I22,5,1))
Kết quả tính toán
E12=G7-(((E6/2+E8)*F8)/E6) ‘Mớn nước df
C12=E12+F8 ‘Mớn nước da
G12=(C12+E12)/2 ‘Mớn nước dÅ
3.2 Hoàn chỉnh giao diện và bảo vệ dữ liệu.
Sau khi hoàn thành việc viết chương trình, ta sẽ định dạng và thiết kế lại giao diện sao cho đẹp mắt. Để cho người sử dụng không thể nhìn thấy công thức trong các ô trung gian, ta chọn màu chữ cùng với màu nền tại các ô đó. Tiến hành bảo vệ tất cả các ô trừ những ô dùng để nhập dữ liệu.

Một số bài khác

BÀI TOÁN TỔNG HỢP
VỀ TÍNH TOÁN CHO CHUYẾN ĐI

I/ Dữ liệu cho để nhập vào gồm:
- Tàu đang ở cảng nào, hoặc đang ở đâu, sẽ nhận được kế hoạch thực hiện chuyến hành trình tiến theo số:
- Yêu cầu tàu hành trình đến cảng nào đó ( nơi nào đó ) để xếp hàng.
o Cho biết tên hàng
o Cho biết khối lượng hàng cần xếp xuống tàu (±ΔÔ%)
o Cho biết hệ số chất xếp của hàng.
o Cho biết định mức xếp hàng tại cảng xếp (MT/giờ).
o Mớn nước cho phép ở cảng xếp
- Yêu cầu tàu hành trình từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
o Cho biết tên cảng dỡ hàng
o Cho biết định mức dỡ hàng tại cảng dỡ.
o Cho biết mớn nước cho phép tại cảng dỡ.
- Cho biết một số định mức như sau:
o Định mức tiêu thụ trên biển: Dầu FO, DO, Nước ngọt.
o Có thể có một số tàu có thiết bị chương cất nước biển thành nước ngọt (nếu có sẽ cho biết công suất bao nhiêu MT/ngày).
o Định mức tiêu thụ trong cảng: Dầu FO, DO, Nước ngọt.
- Tất nhiên chúng ta tính toán được quãng đường tàu chạy từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
- Tốc độ trung bình của tàu.
- Cho biết, hay chúng ta tính toán được tàu ở cảng xếp hàng trước khi xếp hàng xuống tàu, các thông số về:
o Khối lượng và thể tích hàng hóa ở tàu (nếu có)
o Lượng nước ngọt
o Lượng dầu DO, FO, có loại tàu còn có thêm cả Lub.Oil
o Ballast
Tất nhiên bảng thủy tĩnh của tàu chúng ta cần phải nhập vào một Sheet nào đó.
II/ Yêu cầu:
1. Tính toán lượng nước ngọt đã tiêu thụ tại thời điểm các cảng với các điều kiện đến và đi của tàu
2. Tính toán lượng dầu FO, DO đã tiêu thụ tại thời điểm các cảng với các điều kiện đến và đi của tàu
3. Trình bày phân bổ nước Ballast của tàu với các thời điểm đến và đi tại mỗi cảng
4. Phương án phân bố hàng xuống tàu tại thời điểm xếp hàng đảm bảo các yêu cầu của chuyến đi
5. Trình bày cách thức tính toán mớn nước tàu tại các thời điểm đến và đi của mỗi cảng (Lấy tỷ trọng nước tại các cảng mà tàu đến trong GUIDE TO PORT ENTRY)
6. Tính toán ổn định và vẽ đường cong ổn định tĩnh, đánh giá ổn định theo tiêu chuẩn A.167
7. Nhập thông số tính toán vào bảng MEMO COND
8. Lập sơ đồ chất xếp hàng theo mẫu đã được hướng dẫn

Bài toán này có thể chia thành những bài toán nhỏ:
- Tính toán mớn nước của tàu, tính Trim
- Tính toán ổn định và vẽ đường cong ổn định tĩnh

Bài toán này có thể phát triển thêm số cảng nhận hàng, loại hàng nhận tại các cảng, dỡ tại nhiều cảng.

NHỮNG BÀI TOÁN VỀ THIÊN VĂN
Chúng ta có thể chia các bài toán thiên văn thành những dạng bài toán như đã trình bày ở chương 1. Nếu ta biết các công thức để giải một bài toán thiên văn cụ thể nào đó thì chúng ta sẽ chuyển được về lập trình bằng bảng tính EXCEL để giải tự động các loại bài toán dạng đó.
Ví dụ: BÀI TOÁN GẦN ĐÚNG VỀ MẶT TRỜI
- Tính gần đúng a  , d  ngày 1/5 hàng năm ?
- vào ngày này người quan sát đứng ở vĩ độ j =2007N thì độ cao qua kinh tuyến thượng của mặt trời (H ) là bao nhiêu ?
- Ở vị độ này vào ngày nào trong năm mặt trời (  ) đi qua thiên đỉnh ?
Bài giải
a, Tính a  , d 
- chọn mốc . ngày 21/3 thì (a  = o , d  = o )
- tính D d  , D a  d N
- số ngày từ 21/3 ¸ 1/5 là 41 ngày
vậy ta có D a  = 41 x 10= 410 27023'
D d  =( 31x004 ) + (10x003) =1504
- vậy d  1/5 =d  mốc + D d  = 00 + 1504 = 1504
- µ  1/5=a  mốc+ D a  =00 + 410 = 410
Þ d  1/5=1504 27023'
a  1/5=410
b , tính H d S
- H = 900 - a N + d N
thay số H = 900 - 2007 + 1504 = 8407
Þ H =8407
c , Tính ngày mặt trời qua thiên đỉnh
- điều kiện qua thiên đỉnh j =d và cùng tên
Þ d  =2007
- chọn mốc 22/6 ( d  = 2305 N )
- tính D d 
- D d  = d  mốc-d  tính =2305 - 2007 =208
- tính số ngày D T để D d  = 208
D T = 208 : 001 = 28 ngày
- vậy gày mặt trời qua thiên đỉnh là
22/6 - 28ngày = 25/5
22/6 + 28ngày = 20/7

Ví dụ: BÀI TOÁN VỀ THỜI GIAN.(Chuyển đổi giờ với kinh tuyến khác nhau)
Tính giờ địa phương TL tại kinh độ ở = 112052'W biết giờ tàu tại ở=97042'W là 21h15m20S ngày hôm nay (29/12) .
- Tại lúc này giờ địa phương và giờ múi ở kinh độ ấy (ở=112052'W)
Bài giải :
- Tính giờ thế giới TG .
TG = TL + nW (n =97042'/15 = 7)
= 21h15m20S + 7 = 29h15m20S = 5h15m20S (ngày hôm sau tức là 30/12)
-Tính TL tại kinh độ ở = 115052'W
ta có TL = TG ± ởW
= 4h15m20s - 7h31m28s = 20h43m52s ( ngày 29/12)
- Tính D T = TL - TN (ở kinh độ ở = 115052'W)
TL = TG - nw = 4h15m20S - 8 = 20h15m20S ( ngày 29/12 )
* Vậy D T = 20h43m52s - 20h15m20S = 28h32m00s
BÀI 16
BÀI TOÁN VỀ THỦY TRIỀU
Đối với các bài toán thủy triều thường được giải như sau: Tra bảng (có nội suy), sau đó dùng phương pháp đồ thị để xác định các thông số. Tuy nhiên với những cảng có hiệu số giữa giờ nước lớn và giờ nước ròng (gNL – gNR >7 giờ) lớn hơn 7 hay những cảng nào độ chênh lệch về thời gian NL, NR được thay thế bằng chữ “p” thì có nghĩa là không có cảng chính tương ứng với nó và dự đoán thuỷ triều cho các cảng như vậy chỉ có thể thực hiện theo phương pháp hằng số điều hoà (NP 159).
Việc áp dụng máy tính vào các bài toán thủy triều được khuyến cáo nên dùng cho phương pháp hằng số điều hoà (NP 159). Phương pháp này được hướng dẫn chi tiết tại trang xviii, xix và trang xx gồm 34 bước trong các cuốn “Lịch thủy triều Anh”.
Để xây dựng chương trình tính toán thủy triều theo phương pháp hằng số điều hòa, chúng ta dựa vào bảng mẫu và các bước tính toán đó để tự mình có thể thiết kế được một chương trình.

Vẽ đồ thị cánh tay đòn ổn định tĩnh

I/ Yêu cầu:
Sử dụng bảng tính EXCEL để xây dựng chương trình vẽ đồ thị cánh tay đòn ổn định tĩnh GZ:
Dữ liệu nhập vào
Trọng lượng tàu không D0.
Tổng trọng lượng.
Cao độ trọng tâm tàu không.
Cao độ tâm nghiêng ngang
Mô men
Trích một phần bảng thủy tĩnh.
Yêu cầu cần kết quả:
Tính toán và vẽ đồ thị cánh tay đòn ổn định tĩnh.
II/ Kiểm tra chương trình
Hãy kiểm tra chương trình bằng một bài cụ thể như sau:
Bài 27: Một tàu dự kiến xếp hàng có tổng trọng lượng 52090MT sẽ gây ra một mômen thẳng đứng đối với keel là 574400 MT-m; Trọng lượng tàu không Do=1520MT,KGo=11.1m; Tổng trọng lượng các thành phần còn lại là 1200MT gây ra một mômen thẳng đứng là 10040MT-m;TKM=13.47m. Hãy vẽ đường cong cánh tay đòn ổn định tĩnh. Tham khảo bảng sau(KG giả định=10m).

Góc nghiêng
Giá trị hàm sin

III/ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Tạo thư mục, lưu chương trình giống như những bài tập trên
3.1 Viết chương trình
Để viết chương trình ta cần sử dụng các bước sau:
Bước 1: Tính độ cao trọng tâm tàu KG
Tra các giá trị KN với đối số là Displ của tàu ở bảng CROSS CURVE
tại các góc nghiêng 10, 15, 20, 25 ... 90.
Bước 2: Lập bảng tính toán
Bước 3: Vẽ đồ thị.
Có thể thiết kế chương trình như sau:

Các ô dành cho người dùng nhập dữ liệu là:
C4, E4, G4, I4, K4, C6, E6 và G6
Các ô xuất kết quả là: E12 và G12
Sau đây là chương trình chính của bài toán:
Trước hết ta nhập bảng Cross Curve vào một Sheet nào đó của File và đổi tên Sheet đó thành Cross Curve
C7=C4+E4+G4+I4+K4 ‘Tính Displ của tàu
C12=I8+K8+M8 ‘Tính tổng Mômen thành phần
E7=(C4*C6+C12)/C7 ‘Tính cao độ trọng tâm KG
K10=M4-E10 ‘Tính chiều cao thế vững GM
Nhập vào ô E12 giá trị góc là 5
Nhập vào ô E13 giá trị góc là 10.
Đánh dấu khối hai ô này sau đó thực hiện thao tác điền đầy dữ liệu đến hết ô E29.
G12=SIN(RADIANS(E12)) ‘Tính sin(góc)
sau đó điền đầy dữ liệu vào khối G12:G29
Tương tự như vậy ta tính giá trị KG*sin(góc) tại ô K12=$E$10*G12, sau đó tiến hành điền đầy dữ liệu đến hết ôK29
I12=vlookup(C7,’Cross Curve’!A1:T10,2) ‘Tính KN
làm tương tự như vậy cho đến hết khối I12:I29
M12=I12-K12 ‘Tính GZ
thao tác điền đầy dữ liệu để tính GZ hết khối M12:M29
Kết quả tính toán được tính ở khối E11:M29
Sau đó ta tiến hành Copy dữ liệu của khối E11:M29 sang một Sheet khác được đổi tên là “Do thi” theo cách Copy Special, rồi cho ẩn các hàng trung gian chỉ còn hai hàng là “Góc” và “GZ”. Tiến hành vẽ đồ thị với khối dữ liệu này theo dạng đồ thị “xy”.
3.2 Hoàn chỉnh giao diện và bảo vệ dữ liệu.
Sau khi hoàn thành việc viết chương trình, ta sẽ định dạng và thiết kế lại giao diện sao cho đẹp mắt. Để cho người sử dụng không thể nhìn thấy công thức trong các ô trung gian, ta chọn màu chữ cùng với màu nền tại các ô đó. Tiến hành bảo vệ tất cả các ô trừ những ô dùng để nhập dữ liệu.

Độ cao trọng tâm, góc nghiêng ngang lớn nhất

Sử dụng bảng tính EXCEL để xây dựng chương trình giải bài toán xác định cao độ trọng tâm tàu và góc nghiêng ngang lớn nhất có thể khi dịch chuyển hàng:
Dữ liệu nhập vào
- Lượng dãn nước của tàu (Dispt).
- Cao độ tâm nghiêng ngang (KM).
- Cao độ trọng tâm tàu (KG)
- Khối lượng hàng chuyển dịch, cao độ trọng tâm mã hàng.
- Khoảng cách của khối hàng, khoảng cách của cần cẩu tàu (sử dụng cẩu tàu) so với đáy tàu (keel tàu).
- Khoảng cách dịch chuyển của khối hàng
Yêu cầu cần kết quả:
Tính toán cao độ trọng tâm của tàu khi nâng mã hàng.
Góc nghiêng lớn nhất khi mã hàng này dịch chuyển
II/ Kiểm tra chương trình
Hãy kiểm tra chương trình bằng một bài cụ thể như sau:

Bài 23: Một tàu có lượng giãn nước D=10000MT; KM=25ft với chiều cao trọng tâm KG=20ft. Một mã hàng nặng ở hầm số 1 có trọng lượng 40MT với cao độ trọng tâm là KG1=10ft. Xác định cao độ trọng tâm của tàu khi mã hàng được nâng rời sàn hầm 3ft bởi cần cẩu đại của tàu mà cẩu này có đỉnh cần là 60 ft so với keel tàu. Hãy tính góc nghiêng lớn nhất khi dịch chuyển khối hàng này sang mạn có khoảng cách từ đỉnh cần tới mặt phẳng trục dọc là 50ft.

III/ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Tạo thư mục, lưu chương trình giống như những bài tập trên
3.1 Viết chương trình
Đây là một dạng của bài toán tính toán góc nghiêng lớn nhất của tàu khi dịch chuyển một khối hàng từ vị trí này sang vị trí khác.
Để viết chương trình ta cần sử dụng các công thức sau:

- Công thức tính Mômen nghiêng ngang khi dịch chuyển một khối hàng
M= Phàng*d
Trong đó:
Phàng:Khối lượng mã hàng dịch chuyển
d: khoảng cách mà mã hàng sẽ dịch chuyển theo mặt phẳng
trục dọc tàu.

Có thể thiết kế chương trình như sau:




















Các ô dành cho người dùng nhập dữ liệu là:
C5, E5, G5, I5, K5, C7 và E7
Các ô xuất kết quả là: E12 và H12
Sau đây là chương trình chính của bài toán:
‘Tính khoảng dịch chuyển trọng tâm tàu khi nâng mã hàng
C8 =I5*(C7-K5)/C5
D8=G5+C8 ‘ Tính cao độ trọng tâm tàu khi dịch chuyển mã hàng
E8=E5-D8 ‘ Tính chiều cao thế vững mới của tàu.
F8=I5*E7 ‘ Tính Mômen nghiêng ngang
G8=F8/(E8*C5) ‘ Tính Tag của góc nghiêng ngang
H8=ATAN(G8) ‘Tính Radians của góc nghiêng ngang
I8=DEGREES(H8) ‘Tính góc nghiêng ngang
E12=Trunc(I8) ‘Tính phần độ của góc nghiêng
H12=Round((I8-E12)*60,0) ‘Tính phần phút của góc nghiêng
3.2 Hoàn chỉnh giao diện và bảo vệ dữ liệu.
Sau khi hoàn thành việc viết chương trình, ta sẽ định dạng và thiết kế lại giao diện sao cho đẹp mắt. Để cho người sử dụng không thể nhìn thấy công thức trong các ô trung gian, ta chọn màu chữ cùng với màu nền tại các ô đó. Tiến hành bảo vệ tất cả các ô trừ những ô dùng để nhập dữ liệu.




Bài trắc nghiệm ôn tập DKTB ( Bổ sung)

1/. Ghi file hiện thời vào đĩa
a. File \ Open b. File \ Save
c. File \ Save as d. Edit \ Save
2/. Ghi file hiện thời vào đĩa với tên khác
a. File \ Open b. File \ Save
c. File \ Save as d. Edit \ Save as

3/. Tìm kiếm dữ liệu trong bảng tính
a. Edit \ Find c. Edit \ Replace
b. File \ Find d. Edit \ Go to
4/. Sắp xếp dữ liệu cho cho bảng tính
a. Data \ Sort … c. Data \ Filter
b. Data \ Form… d. Data \ Table…
5/. Chèn một biểu đồ vào bảng tính
a. Insert \ chart wizard c. Insert \ Picture
b. Insert \ Object… d. Insert \ Symbol…
6/. Hàm Trunc(9.569) có gía trị bằng
a. a. 9 b. 9.5
b. c. 9.56 d. 10

7/. Hàm Trunc(4.27,1) có gía trị
a. a. 4.27 b. 4
b. c. 4.2 d. 4.0
8/. Hàm Radians(X)
a. Chuyển X từ đơn vị độ sang radian
b. Chuyển X từ Radian sang độ
c. Logarit cơ số 10 của X
9/. Hàm Degrees(X)
a. Chuyển X từ đơn vị độ sang radian
b. Chuyển X từ Radian sang độ
c. Lấy gía trị căn bậc hai của X

10/. QUOTIENT(X,Y) có giá trị
a. X / Y c. Phần nguyên của X / Y
b. Y / X d. Phần dư của X / Y
11/. Đếm số lượng giá trị số trong dãy
a. COUNTA(miền)
b. COUNTIF(miền, điều kiện)
c. COUNT(X1, X2, X3,….., XN)
12/. G8 chứa độ lệch địa từ năm hàng hải tính ra phút. Hàm Trunc(G8 / 60)
a. Tính phần độ của năm hàng hải
b. Tính phần phút của năm hàng hải
c. Giá trị độ lệch địa từ hàng hải
d. Giá trị độ biến thiên hàng năm
13/. D8 độ cao trọng tâm tàu khi dịch chuyển mã hàng, E5 là KM. E8 = E5 – D8
a. Mômen nghiêng ngang
b. Chiều cao thế vững mới của tàu
c. Góc nghiêng ngang
d. Phần phút của góc nghiêng
14/. I5 là P hàng, E7 là khoảng cách dịch chuyển: F8 = I5*E7
a. Mômen nghiêng ngang
b. Chiều cao thế vững mới của tàu
c. Góc nghiêng ngang
d. Tag của góc nghiêng ngang
15/. I8 là Tag của góc nghiêng ngang H8 = ATAN(I8) là
a. Tính phần độ của góc nghiêng
b. Tính phần phút của góc nghiêng
c. Tính Radians của góc nghiêng ngang
d. Tính góc nghiêng ngang
16/. A5 là Radians của góc nghiêng ngang. I8 = DEGREES(A5)
a. Tính góc nghiêng ngang
b. Tính phần độ của góc nghiêng
c. Tính phần phút ccủa góc nghiêng
d. Tính mômen nghiêng ngang
17/. C7 là mớn nước trung bình trước khi xếp hàng, D7 Mớn nước trung bình sau khi xếp hàng. E7 = (D7 – C7 )*12 tính
a. Lượng chìm thêm của tàu
b. Lượng hàng tối đa có thể xếp xuống
c. Độ lệch Trim trước và sau khi xếp hàng

18/. C7 là mớn nước tương đương tại vùng biển, F7 là lượng thay đổi mớn nước G7 = F7 + C7 là
a. Displ của tàu tại vùng nước có tỷ trong y
b. Mớn nước tương đương mới của tàu tại vùng biển có tỷ trong y
c. Lượng thay đổi mớn nước
d. Mơn nước tương đương tại vùng biển

Bài trắc nghiệm ôn tập DKTB

1/ Để khởi động MS Excel ta chọn lệnh:
a Start Programs Microsoft Word
b Start Programs Microsoft Excel
c Start Programs Microsoft Fontpage
d Start Programs Microsoft PowerPoint

2/ Tài liệu của MS Excel được lưu trên đĩa với phần mở rộng:
a .DOC
b .XLS
c .JPG
d .BMP

3/ Trong Excel hàm DAY(A5) [Trong do A5 = 18/05/2008] trả về:
a Số năm của biến ngày tháng A5 là 2008
b Số tháng trong năm của biến ngày tháng A5 là 05
c Số ngày trong tháng của biến ngày tháng A5 là 18
d Ngày tháng hiện tại của hệ thống

4/ Hàm DAY("22/10/2007") cho kết quả:
a 2007
b Tất cả đều sai
c 10
d 22

5/ Trong Excel hàm MONTH(date) trả về:
a Số tháng trong năm của biến ngày tháng date
b Ngày tháng hiện tại của hệ thống
c Số năm của biến ngày tháng date
d Số ngày trong tháng của biến ngày tháng date

6/ Hàm MONTH("09-Jan-2008") cho kết quả:
a 1
b 09
c 10
d 2008

7/ Trong Excel hàm YEAR(date) trả về:
a Ngày tháng hiện tại của hệ thống
b Số ngày trong tháng của biến ngày tháng date
c Số năm của biến ngày tháng date
d Số tháng trong năm của biến ngày tháng date

8/ Hàm YEAR("19-08-2008") cho kết quả:
a 2008
b Tất cả đều sai
c 19
d 08

9/ Trong Excel hàm TODAY() trả về:
a Số ngày trong tháng của biến ngày tháng date
b Số năm của biến ngày tháng date
c Số tháng trong năm của biến ngày tháng date
d Ngày tháng hiện tại của hệ thống

10/ Hàm LEFT("Microsoft Windows XP", 9) cho kết quả
a "Windows X"
b "Microsoft Windows"
c "Windows"
d "Microsoft"

11/ Hàm LEN("Microsoft Excel 5.0") cho kết quả
a 19
b 17
c 15
d 25

12/ Hàm RIGHT("Microsoft Excel 2003", 3) cho kết quả
a "Microsoft Excel 2003"
b "Microsoft"
c "Excel 2003"
d "003"

13/ Hàm TRIM(" Microsoft Excel 2003 ")
a "Micro soft"
b "Microsoft Excel"
c " Excel 2003"
d "Microsoft Excel 2003"
14/ Hàm MID(“Microsoft Excel 2003”,10,5)
a “ Microsoft”
b “Excel”
c “2003”
d “Excel 2003”

15/ Trong MS Excel hàm ABS(A7) { A5 = -5} dùng để:
a Tính giá trị tuyệt đối của số A7 = 5
b Tính tổng của số A7
c Tính căn bậc hai của số A7
d Tất cả đều sai

16/ Trong MS Excel hàm SQRT(A9) dùng để:
a Tính tổng của số A9
b Tất cả đều sai
c Tính căn bậc hai của số A9
d Tính giá trị tuyệt đối của số A9

17/ Hàm SUM(-12, -5, 7, 100) cho kết quả:
a 100
b 9
c -90
d 90

18/ Hàm MAX(8, 29, -11, 33, -51) cho kết quả
a -51
b 8
c 33
d 29

19/ Hàm MIN(-52, 20, -11, 23, -15) cho kết quả:
a 20
b 23
c -52
d -15

20/ Hàm AVERAGE(9, 21, -10, 24, -14) cho kết quả:
a 30
b -14
c 6
d 7

21/ Hàm AND(5>4, 8>-8, 9<-50, 11<59)>4, 8<-8, 9>-30, 11>51) cho kết quả:
a FALSE
b TRUE

23/ Để thay đổi kích thước của cột trong Excel ta chọn lệnh:
a FORMAT ROWS HIDE
b FORMAT ROW HEIGHT
c FORMAT COLUMN WIDTH
d INSERT COLUMN

24/ Để thay đổi kích thước của hàng trong Excel ta chọn lệnh:
a FORMAT COLUMN WIDTH
b FORMAT ROW HEIGHT
c INSERT ROWS
d FORMAT COLUMN HIDE

25/ Đâu là cách khai báo địa chỉ tương đối trong Excel
a $A$49
b $A49
c AE$49
d AE49

26/ Đâu là cách khai báo địa chỉ tuyệt đối trong Excel
a F$25
b $F$25
c A25
d $D25

27/ Đâu là cách khai báo địa chỉ hỗn hợp trong Excel
a AD8
b $AD8
c Tất cả đều đúng
d $AD$8

28/ Chọn cách khai báo địa chỉ vùng trong Excel
a Tất cả đều sai
b $A$1
c $B$3
d $A$1:$B$3

29/ Để nhập công thức trong Excel ta có thể
a Nhập trực tiếp trong ô
b Nhập trên thanh công thức
c Tất cả đều đúng
30/ Địa chỉ D5 = E, F8 = 250.
Hàm if(D5 = “E”, if(F8>0,”E”,”W”),if(D5=”W”,if(F8<0,”w”,”e”), h7 =" D5*60" e13="ATAN(D13/C13)" g7 =" F7" t33 =" X28/K33" t31 =" Int(T30/24)" ab30 =" int(Mod(K30," g5 =" Mod(F8,60)" href="http://hocgao.blogspot.com/2008/09/p-n-cu-hi-trc-nghim.html">lời giải

Quảng cáo

Câu hỏi trắc nghiệm tin học căn bản và đáp án

1). Lệnh nào sau đây dùng để xóa màn hình ? A). CLS   B). CD C). TYPE  D). RD 2). Để bôi đen toàn bộ trang văn bản sử dụng lệnh nào sau đâ...

Học, học nữa, học mãi.
Kiến thức là vô tận không ai có thể nắm bắt được hết kho kiến thức của nhân lọai. Tôi với khả năng có hạn, cũng còn nhiều thứ tôi chưa biết. Nhưng với những gì đã biết, cũng xin chia sẻ với các bạn. Có thể với bạn là cũ và cũng có thể là mới, cùng với tinh thần cùng nhau học hỏi, cùng nhau phát triển. Tôi hy vọng đây là nơi chúng ta cùng học tập, chia sẻ, và cùng nhau phát triển.